Vì virus phá hủy và làm suy yếu chức năng của các tế bào miễn dịch
nên các cá thể bị nhiễm dần dần trở nên suy giảm miễn dịch, chức năng miễn dịch
thường được đo bằng số lượng tế bào CD4, kết quả suy giảm miễn dịch làm tăng
tính nhạy cảm tới một loạt các bệnh nhiễm trùng và các bệnh mà những người có
hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại.Giai đoạn tiến triển nhất của nhiễm HIV
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency Syndrome_AIDS),
có thể mất 2-15 năm để phát triển tùy thuộc vào từng cá nhân. AIDS được xác
định bởi sự phát triển của một số bệnh ung thư, nhiễm trùng, hoặc các biểu hiện
lâm sàng nặng khác.
Các dấu hiệu và triệu
chứng (Signs and symptoms)
Các triệu chứng của HIV khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của
bệnh, mặc dù những người nhiễm HIV có xu hướng lây nhiễm nhất trong vài tháng
đầu tiên nhưng nhiều người không biết tình trạng của mình cho đến giai đoạn
sau. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh đầu tiên, các cá thể có thể
không có triệu chứng hoặc không có một căn bệnh giống cúm bao gồm sốt, nhức
đầu, nổi mẩn hoặc đau cổ họng. Bởi vì nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn
dịch của con người từ từ nên cá nhân có thể phát triển các dấu hiệu và triệu
chứng khác như hạch bạch huyết sưng lên, sụt cân, sốt, tiêu chảy và ho. Nếu
không điều trị, họ cũng có thể phát triển các bệnh nghiêm trọng như bệnh lao,
viêm màng não do nấm crytococal và các bệnh ung thư như u lympho và ung thư thể
Kaposi và các loại ung thư khác..
Sự
lan truyền (Transmission)
HIV có thể lây truyền qua việc trao đổi của một loạt các chất
dịch cơ thể của các cá thể bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như máu, sữa mẹ, tinh dịch
và dịch tiết âm đạo. Các cá nhân không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông
thường hằng ngày như hôn, ôm, bắt tay hoặc sử dụng chung các vật liệu cá nhân,
thực phẩm hoặc nước.
Các yếu tố nguy cơ (Risk factors)
Những hành vi và điều kiện làm cho các cá nhân có nguy cơ cao
lây nhiễm HIV bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn không được
bảo vệ (having unprotected anal or vaginal sex); có một nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục khác như giang mai, herpes, chlamydia, lậu, viêm âm đạo do
vi khuẩn (having another sexually transmitted infection such as syphilis,
herpes, chlamydia, gonorrhoea and bacterial vaginosis); dùng chung kim tiêm bị
ô nhiễm, ống tiêm và dụng cụ tiêm chíchkhác và các dung dịch thuốc khác khi
tiêm chích ma túy (sharing contaminated needles, syringes and other injecting
equipment and drug solutions when injecting drugs); thực hành tiêm chích không
an toàn, truyền máu, các thủ thuật y tế có liên quan đến cắt bỏ hoặc đâm xuyên
không vô trùng (receiving unsafe injections, blood transfusions, medical
procedures that involve unsterile cutting or piercing); bị chấn thương do tai
nạn kim tiêm, bao gồm các nhân viên y tế (experiencing accidental needle stick
injuries, including among health workers).
Chẩn đoán (Diagnosis)
Xét nghiệm HIV cho thấy tình trạng nhiễm trùng bằng cách phát
hiện sự có mặt hay vắng mặt của các kháng thể kháng HIV trong máu, kháng thể
được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của một cá thể để chống lại tác nhân gây
bệnh bên ngoài. Hầu hết mọi người có một "giai đoạn cửa sổ" (window period)thường từ 3-6 tuần, trong giai đoạn đó kháng
thể kháng HIV vẫn đang được sản xuất và chưa được phát hiện. Giai đoạn đầu của
nhiễm trùng là thời gian lây nhiễm lớn nhất nhưng sự lan truyền có thể xảy ra
trong tất cả các giai đoạn của nhiễm trùng, nếu một người nào đó đã phơi nhiễm
HIV gần đây thì việc xét nghiệm lại nên được thực hiện sau 6 tuần để xác nhận
kết quả xét nghiệm mà cho phép đủ thời gian để vượt qua sự sản xuất kháng thể ở
những người bị nhiễm bệnh.
Xét nghiệm và tư vấn (Testing and counseling)
Xét nghiệm HIV phải là sự tự nguyện và quyền từ chối xét nghiệm
cần được công nhận, xét nghiệm bắt buộc hoặc cưỡng chế bởi một nhà cung cấp
chăm sóc sức khỏe, nhà chức trách hoặc bởi một đối tác hay thành viên gia đình
là không thể chấp nhận được vì nó sẽ làm suy yếu việc thực hành y tế công cộng
tốt và vi phạm nhân quyền. Một số quốc gia đã giới thiệu, hoặc đang xem xét, tự
xét nghiệm như là một sự lựa chọn bổ sung. Tự xét nghiệm HIV là một quá trình
mà một người muốn biết về tình trạng HIV của mình thu thập mẫu vật, thực hiện
một xét nghiệm và diễn giải các kết quả thử nghiệm mang tính riêng tư. Tự xét
nghiệm HIV không cung cấp một chẩn đoán xác định, thay vào đó là một xét nghiệm
sàng lọc HIV. Tất cả các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm phải bao gồm thực hiện
khuyến cáo 5 C của WHO: Đồng ý (Consent), Bảo mật (Confidentiality), Tư vấn (Counselling), kết quả
xét nghiệm chính xác (Correct test results) và liên kết
đến chăm sóc (Care), điều trị và các dịch vụ khác.
Phòng ngừa (Prevention)
Các cá nhân có thể làm
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV bằng cách hạn chế phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ,
phương pháp chính để phòng ngừa HIV mà thường được sử dụng kết hợp bao gồm:
1. Sử dụng bao cao su
nam và nữ (Male and female
condom use)
Sử dụng đúng và phù hợp bao cao su nam và nữ trong thời gian
thâm nhập âm đạo hoặc hậu môn có thể bảo vệ chống lại sự lây lan của các bệnh
truyền nhiễm qua đường tình dục, kể cả HIV. Bằng chứng cho thấy rằng bao cao su
nam có một tác dụng bảo vệ khoảng 85% hoặc lớn hơn nhằm chống lại HIV và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (sexually transmitted infections _STIs).
2. Xét nghiệm và tư vấn về HIV và STIs (Testing and counselling for HIV and
STIs)
Xét nghiệm HIV và các STIs khác được khuyến cáo mạnh mẽ cho tất
cả mọi người bị phơi nhiễm với bất kỳ của các yếu tố nguy cơ nào để họ có thể
biết được về tình trạng nhiễm trùng của mình và tiếp cận với các dịch vụ điều
trị và phòng ngừa cần thiết không chậm trễ, WHO cũng khuyến cáo cung cấp xét
nghiệm cho các đối tác hoặc các cặp vợ chồng.
3. Tự nguyện cắt bao qui đầu (Voluntary medical male circumcision)
Cắt bao quy đầu một cách an toàn được cung cấp bởi các chuyên
gia y tế được đào tạo tốt, làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV mắc phải khi giao hợp
khác giới ở nam giới khoảng 60% là một can thiệp quan trọng trong các nơi có tỷ
lệ nhiễm HIV cao có tỷ lệ cắt bao quy đầu ở nam giới thấp.
4. Sử dụng thuốc kháng
virus (ART) để phòng ngừa (Antiretroviral (ART) use for prevention)
4.1 Thuốc ART như là
biện pháp phòng ngừa (ART
as prevention)
Một thử nghiệm vào năm 2011 đã khẳng định nếu một người có HIV
dương tính tuân thủ phác đồ ART hiệu quả thì nguy cơ lây truyền virus cho bạn
tình không bị nhiễm bệnh của họ có thể giảm đến 96%. Đối với các cặp vợ chồng
trong đó có một đối tác bị HIV dương tính vàngười khác không nhiễm HIV thì WHO
khuyến cáo cung cấp ART cho đối tác HIV dương bất kể số lượng tế bào CD4 của
họ.
4.2Dự phòng trước phơi
nhiễm (PrEP) cho đối tác có HIV âm tính (Pre-exposure prophylaxis (PrEP) for HIV-negative partner)
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng đường uống là việc sử dụng
hàng ngày các thuốc ARV bởi những người không nhiễm HIV để ngăn chặn sự mắc
phải HIV. Các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của PrEP trong việc giảm lây
truyền HIV trong các cặp đôi có quan hệ tình dục khác giới (nơi mà một người bị
nhiễm bệnh và người kia là không), những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng
giới, phụ nữ chuyển đổi giới tính, các cặp đôi có quan hệ tình dục khác giới có
nguy cơ cao và những người tiêm chích ma túy. WHO khuyến khích các nước thực
hiện các dự án để thu được kinh nghiệm trong việc thực hiện PrEP một cách an
toàn và hiệu quả. Vào tháng 7/2014, WHO công bố "nguyên tắc hợp nhất về
phòng chống, chẩn đoán, điều trị HIV và chăm sóc cho các nhóm đối tượng
chính" (Consolidated guidelines on HIV prevention, diagnosis, treatment
and care for key populations) trong đó khuyến nghị PrEP như là một
sự lựa chọn phòng chống HIV bổ sung trong một gói phòng chống HIV toàn diện cho
những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.
4.3Dự phòng HIV sau phơi nhiễm (PEP) (Post-exposure prophylaxis for HIV)
Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là việc sử dụng các loại thuốc ARV
trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm với HIV để ngăn ngừa nhiễm trùng. PEP bao
gồm tư vấn, chăm sóc sơ cứu, xét nghiệm HIV, và sử dụng mọt liệu trình 28 ngày
thuốc ARV với chăm sóc tiếp theo. Trong hướng dẫn cập nhật sẽ được phát hành vào tháng
12/2014, WHO khuyến cáo sử dụng PEP cho cả phơi nhiễm nghề nghiệp và không nghề
nghiệp và cho người lớn và trẻ em. Các khuyến cáo mới cung cấp phác đồ đơn giản
bằng cách sử dụng các thuốc kháng HIV đã được sử dụng trong điều trị. Việc thực
hiện các hướng dẫn mới sẽ cho phép kê đơn dễ dàng hơn, tuân thủ tốt hơn và gia
tăng tỷ lệ hoàn thành của PEP để phòng ngừa nhiễm HIV ở những người đã vô tình
bị phơi nhiễm với HIV như nhân viên y tế hoặc qua tiếp xúc tình dục không được
bảo vệ hoặc bị tấn công tình dục.
5. Giảm thiểu tác hại
cho những người tiêm chích ma túy (Harm reduction for injecting drug users)
Những người tiêm chích ma túy có thể đề phòng lây nhiễm HIV bằng
cách sử dụng bơm kim tiêm vô trùng bao gồm cả bơm kim tiêm cho mỗi lần tiêm
chích. Một gói các can thiệp đầy đủ trong phòng ngừa và điều trị HIV bao gồm
các chương trình bơm kim tiêm (needle and syringe programmes); liệu pháp thay
thế thuốc phiện cho những người phụ thuộc vào thuốc phiện và điều trị sự lệ
thuộc thuốc dựa trên các bằng chứng khác (opioid substitution therapy for
people dependent on opioids and other evidence based drug dependence
treatment); tư vấn và xét nghiệm HIV (HIV testing and counselling); điều trị và
chăm sóc HIV (HIV treatment and care); tiếp cận với bao cao su (access to
condoms) và quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bệnh lao và
viêm gan siêu vi (management of STIs, tuberculosis and viral hepatitis).
6. Loại bỏ việc lây
truyền HIV từ mẹ sang con(eMTCT)
(Elimination of mother-to-child transmission of HIV)
Việc lây truyền HIV từ mẹ có HIV dương tính sang con trong quá
trình mang thai, sinh đẻ hoặc cho con bú được gọi là sự lây truyền dọc hoặc từ
mẹ sang con (MTCT), trong trường hợp không có bất kỳ sự can thiệp nào trong
giai đoạn này thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể nằm trong khoảng
15-45%.MTCT có thể gần như hoàn toàn được ngăn ngừa nếu cả người mẹ và đứa trẻ
được cung cấp với các thuốc ARV trong suốt các giai đoạn khi mà việc lây nhiễm
có thể xảy ra. WHO khuyến cáo các sự lựa chọn để dự phòng MTCT (PMTCT), trong
đó bao gồm việc cung cấp thuốc ARV cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang
thai, sinh đẻ và chăm sóc sau sinh, và cung cấp điều trị lâu dài cho phụ nữ
mang thai nhiễm HIV bất kể số lượng tế bào CD4 của họ. Trong năm 2013, 67%
[62-73%] trong số ước tính có 1,4 [1,3-1,6] triệu phụ nữ mang thai sống chung
với HIV ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình nhận được các
thuốc kháng virus hiệu quả để tránh lây nhiễm cho con của họ, tăng từ 47% vào
năm 2009.
Điều trị (Treatment)
HIV có thể bị ngăn chặn bởi sự kết hợp gồm 3 hoặc nhiều hơn các
loại thuốc ARV. ART không chữa khỏi nhiễm HIV nhưng khống chế sự nhân lên của
virus trong cơ thể của một người và cho phép hệ thống miễn dịch của một cá thể
tăng cường và lấy lại khả năng chống nhiễm trùng. Với ART, người sống chung với
HIV có thể sống một cuộc sống lành mạnh và hiệu quả. Khoảng 11,7 triệu người
sống chung với HIV ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình đã được
điều trị bởi ARV vào cuối năm 2013, khoảng 740 000 trong số đó là trẻ em. Trong
năm 2013 có một sự gia tăng lớn số lượng người điều trị với ARV ở các nước thu
nhập thấp và thu nhập trung bình-2 triệu người trong một năm. Độ bao phủ cho
trẻ em vẫn còn tụt hậu với 1 trong 4 trẻ em đang điều trị ARV, so với 1 trong 3
người lớn. Trong số tất cả những người lớn sống chung với HIV, chỉ có 37% được
điều trị tuy nhiên chỉ có 23% tất cả các trẻ em sống chung với HIV được nhận
các loại thuốc cứu mạng sống này vào năm 2013.
Đáp ứng của WHO (WHO response)
Khi thế giới hướng tới đích Các Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ thì WHO đang hợp tác với các nước thực hiện các chiến lược y tế toàn cầu về
phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015. WHO đã xác định sáu mục tiêu hoạt
động giai đoạn 2014-2015 nhằm hỗ trợ các nước có hiệu quả nhất trong việc hướng
tới mục tiêu toàn cầu về HIV. Đây là những hỗ trợ chiến lược sử dụng thuốc ARV
trong điều trị và phòng chống HIV (strategic use of ARVs for HIV treatment and
prevention); loại trừ HIV ở trẻ em và mở rộng tiếp cận với điều trị cho trẻ em
(eliminating HIV in children and expanding access to paediatric treatment); một
phản ứng của ngành y tế được cải thiện tới các nhóm quần thể HIV đich (an
improved health sector response to HIV among key populations); đổi mới hơn nữa
trong phòng chống HIV, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc (further innovation in
HIV prevention, diagnosis, treatment and care); thông tin chiến lược về quy mô
hiệu quả (strategic information for effective scale up); liên kết chặt chẽ hơn
giữa HIV và các kết quả sức khỏe có liên quan (stronger links between HIV and
related health outcomes). WHO là một đồng tài trợ của Chương trình của LHQ về
AIDS (United Nations Programme on AIDS -UNAIDS). Cùng với
UNAIDS, WHO dẫn đầu các hoạt động về điều trị và chăm sóc HIV, đồng nhiễm HIV
và bệnh lao, và cùng phối hợp với UNICEF trong hoạt động loại bỏ lây truyền HIV
từ mẹ sang con.
Ngày 01/12/2014
|
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
|
|